Tổ chức Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam

Cơ cấu tổ chức

Mặt trận là một liên minh bao gồm cả những người cộng sản làm nòng cốt, và là một tổ chức liên kết rất rộng gồm nhiều tổ chức được tổ chức ở các cấp khác nhau tham gia. Theo Nguyễn Khắc Viện (1970), Mặt trận là một liên minh chính trị - xã hội, với Đảng Nhân dân cách mạng theo chủ nghĩa Marx-Lenin làm nòng cốt và lãnh đạo, gồm nhiều tổ chức tham gia, và con số thành viên trong các tổ chức được tổ chức từ cấp thôn đến cấp trung ương là hơn 70 vạn người.[22]

Ở cấp trung ương, Ủy ban Trung ương bầu ra Đoàn chủ tịch, là cấp cao nhất, giúp việc có các Ban chuyên môn của Mặt trận, hay các Hội đồng chuyên môn của Trung ương Mặt trận. Các cấp địa phương cũng có các ban thành lập theo quy định. Trong đó có cả Ban Quân sự, nhưng tương tự như Bộ Quốc phòng sau này nó chỉ làm nhiệm vụ hành chính. Quân giải phóng Miền Nam là lực lượng tham gia Mặt trận công khai là do Bộ Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Giải phóng chỉ đạo, nhưng thực chất đều do các cấp ủy đảng, quân ủy lãnh đạo, theo cơ chế phức tạp, như cơ chế hiện nay với quân đội nhân dân. Bộ Tư lệnh chỉ đạo chuyên môn thuần túy quân sự theo phân công địa bàn của Đảng Lao động. Ước tính của Mỹ, đầu 1969 có 750.000 thành viên, trong đó 300.000 thành viên dân sự[23].

Các tổ chức Mặt trận tổ chức tại cấp dưới theo vùng: Tây Nam Bộ, Trung Nam Bộ, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Sài Gòn - Gia Định (Huỳnh Tấn Phát đứng đầu), Trung Trung Bộ, Tây Nguyên, tỉnh Tây Ninh. Tổ chức Mặt trận cấp vùng chịu sự lãnh đạo của cấp Trung ương.

Ủy ban Mặt trận giải phóng địa phương được tổ chức ở 4 cấp: cấp miền, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp . Từ năm 1960-1967, Ủy ban Mặt trận giải phóng địa phương các cấp thực hiện chức năng của chính quyền cách mạng ở cấp mình. Đến năm 1968 một số địa phương như Thừa Thiên-Huế, Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định, Đà Nẵng... thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng thì Ủy ban nhân dân cách mạng làm nhiệm vụ của chính quyền. Sau khi Chính phủ cách mạng lâm thời ra đời thì chính phủ và Ủy ban nhân dân cách mạng các cấp làm nhiệm vụ chính quyền.

Các tổ chức thành viên

Sau khi Mặt trận ra đời, hàng loạt các tổ chức của Mặt trận được thành lập và các tổ chức cách mạng ra đời tham gia Mặt trận[14]:

Một người lính Quân Giải phóng Miền Nam với súng AK, 1973

Năm 1973, Mặt trận bao gồm hơn 30 đảng chính trị và các tổ chức xã hội và tôn giáo tham gia, hoạt động công khai.

Vai trò của Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam

Điều lệ của Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam

Trong các tổ chức tham gia Mặt trận, đảng bộ miền Nam của Đảng Lao động Việt Nam có tên công khai là Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam (tuyên bố tách từ Đảng bộ miền Nam của đảng Lao động) có vai trò quan trọng nhất, "linh hồn" Mặt trận. Trong suốt quá trình tồn tại Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam công khai quan hệ thân hữu với Đảng Lao động Việt Nam nhưng sau chiến tranh Đảng Cộng sản Việt Nam xác nhận nó thực chất chỉ là đảng bộ của Đảng Lao động Việt Nam ở miền Nam, do Trung ương Đảng, Khu ủy Trị Thiên (sau khi tách khỏi Khu V, trực thuộc Trung ương), Khu ủy Khu V (sau khi tách khỏi Trung ương Cục miền Nam, trực thuộc Trung ương), Trung ương cục miền Nam và các Khu ủy trực thuộc (địa bàn B2 cực nam Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trở vào, sau khi tách Khu V về Trung ương) lãnh đạo. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định các lực lượng chính trị tập kết tại chỗ do Hiệp định Genève (1954) quy định.

Ngày 18/1/1962 trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam tuyên bố Đảng Nhân dân cách mạng đã thành lập ngày 1/1/1962, là tổ chức có lập trường chống thực dân, đế quốc và phong kiến. Tuy không đề cập trực tiếp là tổ chức cộng sản, nhưng tuyên bố ủng hộ chủ nghĩa Marx - Lenin tại miền nam Việt Nam. Trung ương Cục miền Nam và các khu ủy lãnh đạo trực tiếp, điều lệ đảng do Trung ương Đảng Lao động đề ra. Đứng đầu là bí thư Trung ương Cục, và Võ Chí Công đại diện đảng tại Mặt trận. Đảng Dân chủ trên cơ sở một phần Đảng Dân chủ năm 1944, do Trần Bửu Kiếm, Huỳnh Tấn Phát đứng đầu, và Đảng Xã hội Cấp tiến thành lập năm 1961 do Nguyễn Văn Hiếu đứng đầu, đều là đảng viên cộng sản. Theo tài liệu của Mỹ, Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam có liên hệ với Trung ương Đảng ở Hà Nội, còn Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội Cấp tiến, là đối tác của Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam[18].

Đảng Nhân dân Cách mạng theo điều lệ là đại diện giai cấp công - nông miền Nam Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam http://119.15.167.94/qdndsite/vi-VN/61/43/tap-chi-... http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/TetOffe... http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/who-r-3rd-p... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://baoninhthuan.com.vn/news/34610p1c24/bao-tay... http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/14969902-.... http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/22445702-g... http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/c-mac-anggh... http://www.dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu... http://www.daihocluathn.edu.vn/images/stories/Hoc%...